Skip to main content

Giới thiệu chung

LỜI GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ TÂN THẠNH

Tân Thạnh được tách ra từ xã Tân An vào ngày 06/6/2005 theo Nghị định số 52/2005/NĐ-CP ngày 12/4/2005 của Chính phủ, xã Tân Thạnh chia tách toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số, trụ sở hành chính, có khu di tích lịch sử cách mạng Giồng Trà Dên, Danh thắng Phù Sơn Tự…
- Vị trí địa lý: Tân Thạnh là xã thuần nông, cách vị trí Trung tâm hành chính của thị xã Tân Châu khoảng 12 km, có 3,1 km đường Tỉnh lộ 952 đi qua. Có vị trí tiếp giáp: Phía Đông tiếp giáp xã Vĩnh Hòa, Tây giáp xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, Bắc giáp xã Vĩnh Hòa - Phú Lộc, Nam giáp xã Tân An. Trung tâm hành chính xã đặt tại ấp Núi Nổi, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Tổng diện tích tự nhiên: 1.229,62 ha (12,296 km2), chiếm 6,96% diện tích toàn thị xã ( trong đó diện tích nông nghiệp 1.072,17 ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản 6,72 ha; đất ở 60,52 ha; đất chuyên dùng 76,24 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,69ha). 
- Toàn xã có 6 ấp (gồm: Ban nhân dân ấp Hoà Tân, Ban nhân dân ấp Hoà Thạnh, Ban nhân dân ấp Tân Phú, Ban nhân dân ấp Giồng Trà Dên, Ban nhân dân ấp Núi Nổi, Ban nhân dân ấp Tân Đông); dân số trung bình 6.152 người (3.106 nữ), mật độ dân số 500 người/km2 với 1.762 hộ; số người trong độ tuổi lao động 3.576 (nam 1.889, nữ 1.687); dân số là người dân tộc kinh 6.146, khmer 04, dân tộc khác 02; dân số theo đạo Phật giáo 1.999 người, Hòa Hảo 2.608 người, còn lại là tôn giáo khác hoặc không đạo. 

hinh

Trụ sở UBND xã Tân Thạnh

- Hoạt động sản xuất kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp (xã có 02 HTX nông nghiệp Tân Phú A1 và Tân Phú A2 với 644 Thành viên, diện tích phục vụ 743 ha); tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có 330 cơ sở, tạo ra 432 lao động có việc làm tại địa phương. 
- Đất sản xuất nông nghiệp thuộc 02 tiểu vùng: tiểu vùng đê bao Tân An - Tân Thạnh kiểm soát lũ triệt để với diện tích 816 ha (03 vụ/năm) và tiểu vùng Bàu ốc - Láng Dộp với diện tích 189 ha (02 vụ/năm).
- Trên địa bàn xã có 06/06 ấp hàng năm được công nhận ấp văn hoá, xã được công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới” năm 2022; theo lộ trình kế hoạch Tân Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2024. Toàn xã hiện có 22 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0.85% và 132 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5.83%.
- Xã Tân Thạnh có có 01 Trạm y tế xã; 03 cấp học gồm: Mẫu giáo (01 điểm chính và 01 điểm phụ), Tiểu học (01 điểm chính và 02 điểm phụ) và THCS. Hiện tại, Đảng bộ xã có tổng số 12 Chi bộ trực thuộc (trong đó có: 06 chi bộ ấp, 03 chi bộ trường, 03 chi bộ ngành) với tổng số 176 Đảng viên.

hinh

Phù Sơn Tự (Chùa Núi Nổi)

- Xã Tân Thạnh có Di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh Núi Nổi - Phù Sơn Tự thuộc ấp Núi Nổi, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang công nhận là Di tích cấp tỉnh năm 2001. Ngày 15/11/2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ban hành quyết định số 3438/QĐ-UBND về việc chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo Chùa Phù Sơn (Chùa Núi Nổi) do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang quản lý. 

hinh

Bia Lưu niệm Giồng Trà Dên

- Di tích lịch sử Cách mạng và thắng cảnh Núi Nổi - Phù Sơn Tự được trùng tu, nâng cấp ngày càng khang trang, sạch đẹp thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa đến tham quan, tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, xã Tân Thạnh từ một xã thuần nông đang từng bước định hướng phát triển du lịch tâm linh.
Ngoài ra xã Tân Thạnh còn có Di tích lịch sử Cách mạng Bia Lưu niệm Giồng Trà Dên nơi ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Năm 1994, được Chủ tịch nước Lê Đức Anh Tặng Danh hiệu “ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN” theo Quyết định số 385/KT-CTN ngày 20/12/1994./.